Đau
dạ dày có nên ăn sữa chua không? Đây là một trong những
câu hỏi mà bất cứ người đau dạ dày nào cũng thắc mắc. Vì sữa chua là một thực
phẩm rất ngon và được đa số người tiêu dùng Việt Nam sử dụng như một món ăn hằng
ngày trong gia đình của mình.
Như các bạn đã biết được thông tin ba ti-vi, báo đài
hay trên internet thì sữa chua là một loại thực phẩm chứa khá nhiều vitimain và
rất tốt cho hệ tiêu hóa. Thế nhưng việc ăn sữa chua không đúng cách đang khiến
cho sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là với bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày.
Vậy
bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua hay da-ua (từ tiếng Pháp yaourt) là sản phẩm
bơ sữa được sản xuất bởi vi khuẩn lên men họ lactobacteriacae của sữa. Sữa chua
đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật
nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương
pháp Pasteur ở nhiệt độ 80-90 °C.
Đường đôi (lactose) có nhiều trong sữa khi lên men sẽ
chuyển hóa thành các đường đơn glucose và galactose, cuối cùng chuyển thành
axit lactic. Một phần axit này tác dụng với canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra
axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.
Một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo nên enzym
proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt
khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây lên men thối
trong ruột.
Vậy
bệnh đau dạ dày có ăn sữa chua được không?
Theo bác sĩ Vũ Hướng Văn (Sức Khỏe & Đời Sống)
cho biết rằng :
Nếu như trước đây bệnh nhân bị loét dạ dày - tá
tràng được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng lượng
axit, gây viêm loét nặng hơn. Song nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh, sữa
chua lại có ích trong việc phòng và chữa bệnh dạ dày.
Số lượng và nồng độ axit
trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dịch vị. Axit lactic (được
chuyển hóa từ sữa chua) lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter
pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày - tá tràng).
Người bị đau dạ dày nên ăn sữa chua khi đã ăn no.Với
những người đang khỏe mạnh nếu ăn lúc đói cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
về dạ dày. Cách tốt nhất là nên ăn sữa chua vào buổi tối sau khi ăn cơm 1, 2 tiếng.

Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại
giá trị dinh dưỡng cao hơn ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao
tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm
đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ
dày v.v…
Xem thêm: trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dạ dày nên ăn gì
Xem thêm: trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược dạ dày nên ăn gì
Ngoài ra, các vi khuẩn lên men chua sẽ bám vào niêm
mạc đường tiêu hóa, tiết ra chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại
chỗ, qua đó kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn h pylori ở dạ dày. Theo cuốn "Chỉ
dẫn về thức ăn chữa bệnh" của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua
có thể làm tăng số interferon gamma, giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại bệnh
tật.
Như vậy, bệnh nhân bị viêm loát dạ dày có thể dùng sữa
chua mà không sợ có hại cho dạ dày. Còn để khỏi bệnh, ông phải điều trị theo
phác đồ thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay; đó là dùng phối hợp thuốc chống
tiết axit và 2 kháng sinh diệt vi khuẩn H.pylori.
Hi vọng với bài viết chia sẻ bệnh đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Thì các bạn đã biết cách
ăn uống hợp lý để tự bảo vệ sức khỏe của mình nhé.
0 Comment "Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không"
Đăng nhận xét